Kiểm tra không phá hủy - NDT

Hotline tư vấn: 0908.460.501

Kiểm tra không phá hủy - NDT

Kiểm tra không phá hủy - NDT

Kiểm tra không phá hủy - NDT (Non Destructive Testing) là phương pháp dò tìm khuyết tật bên trong hoặc trên bề mặt vật liệu, mối hàn mà không làm tổn hại đến mẫu kiểm tra.

Phương pháp kiểm tra không phá hủy được ứng dụng rộng rãi trong các ngành cơ khí, vật liệu, xây dựng. Là phương pháp hiệu quả nhất để kiểm tra các khuyết tật của vật liệu, khuyết tật của mối hàn như:

  • Xác định các vết nứt, rỗ khí, ngậm xỉ, tách lớp, không ngấu, không thấu trong các mối hàn.
  • Kiểm tra ăn mòn kim loại, kiểm tra tách lớp của vật liệu. Đo chiều dày
  • Đo độ cứng của vật liệu, kiểm tra độ ẩm của bê tông. Xác định kích thước và định vị cốt thép trong bê tông.

Dựa vào khả năng phát hiện khuyết tật, người ta chia làm hai nhóm chính:

  • Nhóm phương pháp có khả năng phát hiện khuyết tật trên bề mặt và gần bề mặt: kiểm tra bằng mắt (Visual testing - VT), thẩm thấu chất lỏng (Liquid penetrant testing - PT), phương pháp bột từ hay từ tính (Magnetic particle testing - MT) và phương pháp kiểm tra dòng điện xoáy (Eddy current testing - ET)
  • Nhóm có khả năng phát hiện các khuyết tật nằm sâu bên trong và cả trên bề mặt đối tượng kiểm tra: chụp ảnh phóng xạ (Radiographic testing - RT) và phương pháp siêu âm (Ultrasonic testing - UT)

Kiểm tra khuyết tật bằng mắt (Visual testing - VT)

Là phương pháp kiểm tra trực quan phổ biến nhất trong việc đánh giá chất lượng mối hàn sau khi chế tạo, thi công.

Phương pháp này có các đặc điểm sau:

  • Phương pháp này phụ thuộc hoàn toàn vào kinh nghiệm của người kiểm tra
  • Chỉ dùng để phát hiện các khuyết tật bề mặt và các biến đổi hình dạng của sản phẩm sau khi chế tạo, trong quá trình sử dụng
  • Là phương pháp được áp dụng đầu tiên trước khi thực hiện các phương pháp NDT tiếp theo.

Kiểm tra không phá hủy bằng thẩm thấu chất lỏng (Liquid penetrant testing - PT)

Là phương pháp kiểm tra khộng phá hủy trực tiếp để phát hiện các khuyết tật trên bề mặt của vật liệu, mối hàn bằng cách sử dụng các chất lỏng có thành phần hóa học, màu sắc, độ nhớt phù hợp.

Phương pháp này có các đặc điểm sau:

  • Chất lỏng sẽ thẩm thấu vào bên trong vật liệu thông qua các khuyết tật trên bề mặt
  • Phát hiện các vết nứt bề mặt, rổ bề mặt…
  • Phương pháp này thường được áp dụng cho các vật liệu không nhiễm từ.
  • Không áp dụng cho những vật liệu có độ xốp cao.
  • Chi phí thực hiện thấp

2024 @ Copyright AMPHA.NDT

Zalo
Hotline